Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ

Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ

Rate this post

Trong bối cảnh an ninh ngày càng phức tạp, lực lượng bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và an toàn tại các cơ sở, công trình, sự kiện và khu dân cư. Để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn thì không thể thiểu các loại công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ. Trong bài viết này, cùng Bảo An Việt Nam tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ kèm theo những lưu ý trong quá trình sử dụng.

Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ

Tìm hiểu về công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ

Theo Khoản 11, Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018), các quy định về công cụ hỗ trợ được đưa ra nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng và bảo quản các loại công cụ hỗ trợ trong các hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự. Cụ thể, Khoản 11 định nghĩa “Công cụ hỗ trợ” như sau:

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ
Quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ

Dịch vụ bảo vệ được phép trang bị những công cụ hỗ trợ nào?

Một câu hỏi thường được đặt ra là các công ty bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ nào? Nhân viên bảo vệ có thể sử dụng toàn bộ các công cụ hỗ trợ đã nêu không? Theo quy định hiện hành, nhân viên bảo vệ thường chỉ được phép sử dụng bốn loại công cụ hỗ trợ chính: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su và găng tay bắt dao. Dưới đây là một số công cụ phổ biến khác

Đèn pin

Đèn pin là một công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ không thể thiếu, đặc biệt là trong các ca trực đêm hoặc khi làm việc tại các khu vực thiếu ánh sáng. Đèn pin giúp bảo vệ kiểm tra các khu vực tối tăm, phát hiện và ngăn chặn những hành vi phạm pháp. Ngoài ra, một số loại đèn pin còn có chức năng nhấp nháy để gây chói mắt đối tượng trong tình huống nguy hiểm, giúp bảo vệ có thêm thời gian xử lý.

Bộ đàm

Bộ đàm là thiết bị liên lạc tức thời giữa các thành viên trong đội bảo vệ. Với khả năng truyền tin nhanh chóng và hiệu quả, bộ đàm giúp nhân viên bảo vệ phối hợp nhịp nhàng trong các tình huống khẩn cấp, quản lý đám đông,… Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng giúp đảm bảo tính liên lạc liên tục và không gián đoạn trong suốt ca trực.

Gậy dùi cui

Gậy dùi cui là công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rất cần thiết, được sử dụng để đối phó với các tình huống nguy hiểm, như ngăn chặn đối tượng tấn công hoặc phá rối.

Bộ dụng cụ sơ cấp cứu nhanh

Bộ sơ cấp cứu bao gồm một số dụng cụ sơ cứu thường dùng như cồn, thuốc sát trùng, bông, băng gạc,….,Những dụng cụ cấp cứu này được trang bị cho đội ngũ bảo vệ để sơ cứu trong nhiều tình huống trước khi đưa đến cơ quan y tế.

Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ

Điều kiện sử dụng các loại công cụ hỗ trợ đặc biệt

Trong thực tế, tuy có một số trường hợp nhân viên bảo vệ được trang bị thêm các công cụ như súng, bình xịt hơi cay, và áo giáp, những điều này phụ thuộc vào tính chất công việc và yêu cầu cụ thể của từng nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc sử dụng những công cụ này cũng cần tuân theo pháp luật. Các công cụ như súng bắn điện, súng bắn đạn nổ,…. thì doanh nghiệp bảo vệ phải có giấy phép do Bộ Công an cấp để được phép mua và sử dụng công cụ hỗ trợ. 

Ngoài ra, nhân viên bảo vệ cũng phải qua khóa đào tạo và được cấp chứng chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ. Đối tượng được cấp phép phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, phẩm chất đạo đức và phải ký cam kết sử dụng công cụ hỗ trợ đúng mục đích. Tuân thủ quy định về quản lý, bảo quản và sử dụng an toàn, hiệu quả.

Công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ không chỉ giúp tăng cường khả năng giám sát mà còn cung cấp phương tiện để đối phó với các tình huống nguy hiểm. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ BẢO AN VIỆT NAM

Comments