3 kỹ năng thoát hiểm mà trẻ cần phải biết

3 kỹ năng thoát hiểm mà trẻ cần phải biết

Rate this post

Trẻ em là đối tượng dễ bị thương và tử vong trong nhiều tình huống, sự cố do không hiểu biết về các kỹ năng thoát hiểm. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải quan tâm hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp xảy ra những tình huống khẩn cấp như dưới đây:

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Trong những vụ hỏa hoạn, trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên bởi các em không biết cách thoát hiểm. Do đó để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc, các bậc cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm ngay từ khi các em còn nhỏ.

Kỹ năng 1

Khi phát hiện đám cháy – thấy khói và ngửi thấy mùi lửa, mùi khét thì cần hô hoán để cho mọi người biết. Nếu như bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các em phải thật bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của người lớn.

Kỹ năng 2

Trong trường hợp ở nhà 1 mình, hướng dẫn trẻ hô hoán, gọi theo số điện thoại 114 và để trẻ nắm rõ các lối thoát hiểm trong nhà như: cửa trước, cửa sau, lối thông sang nhà bên cạnh. Hoặc nếu nhà cao tầng thì chỉ cho bé thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Tuyệt đối không đi cầu thang máy.

Kỹ năng 3

Cần dạy trẻ quan sát vị trí các biểnbiến báo thoát hiểm dạ quang, biển báo PCCC dạ quang để thoát ra ngoài nhanh nhất. Trong một số trường hợp, cần phải kêu lên thật lớn để mọi người biết đến trợ giúp.

Kỹ năng 4

Hướng dẫn cho trẻ dùng khăn ướt để bịt mũi và cúi sát người xuống sàn nhà để đề phòng ngạt khói. Trẻ phải cúi thấp người xuống càng tốt vì càng sát đất thì khói và khí độc càng ít hơn.

các kỹ năng thoát hiểm

Kỹ năng thoát hiểmkiểm khi gặp hỏa hoạn

Kỹ năng 5

Người lớn cũng nên dạy cho trẻ cách sử dụng bình chữa cháy để dập tắt những đám cháy nhỏ, kiểm soát được hành vi, nhận thức của mình khi xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên, không dạy trẻ hắt nước vào đám cháy vì có thể ảnh hưởng đến thiết bị điện ảnh hưởng đến quá trình cứu hộ, cứu nạn.

Kỹ năng 6

Trong trường hợp ở chung cư, khi khói đã che phủ hết không tìm được lối ra, hãy quay về căn hộ của gia đình, mang theo điện thoại để gọi cho 114, thông báo đang ở phòng số mấy. Sau đó ra ngoài ban công, cửa sổ và dùng những vật có màu sắc nổi bật, vẫy và la hét để thu hút sự chú ý.

Kỹ năng 7

Để tăng khả năng sống sót trong trường hợp cháy nổ, đông người, hỗn loạn; các bậc phụ huynh nên dạy trẻ không chạy ngược dòng đám đông hoặc chèn ngang vì khả năng bị kẹt, dẫm đạp lên nhau dẫn đến trường hợp bị ngạt thở và tử vong. 

Trong trường hợp này, thay vì hùa theo đám đông, thì các con cần bình tĩnh tinh mắt, quan sát vị trí các biển báo EXIT dạ quang, bình PCCC để tìm ra lối thoát hiểm nhanh chóng nhất. 

Kỹ năng sơ cứu khi gặp đuối nước

Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên; không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Khi xuống nước phải có phao an toàn.

Phụ huynh cần trang bị các kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, cách xử lý khi bị chuột rút hay cách nhận biết vùng nước xoáy, vùng nước nguy hiểm, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với từng lứa tuổi,…

Quan trọng nhất, nên để trẻ học bơi và bơi thành thạo từ sớm.

Kỹ năng thoát hiểm trong khi rơi xuống nước

Trong một số tình huống khi trẻ không may bị rơi xuống nước, đối với trẻ không biết bơi thì sẽ rất dễ hoảng loạn. Để con có thể thoát khỏi khỏi đuối nước ngay cả khi không biết bơi, hãy dạy con những bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Nhắm mắt, ngậm miệng và nín thở để không bị sặc nước.

Bước 2: Duy trì thả lỏng cơ thể và bình tĩnh để nước đẩy lên trên mặt nước. Tuyệt đối không vùngvũng vẫy vì sẽ nhanh mất sức và nước dễ tràn vào phổi. Giữ tư thế bập bênh bán an toàn (Một nửa cơ thể ở trên mặt nước), để đầu nổi sát mặt nước, chân sẽ ở phía nước sâu.

Bước 3: Khi cơ thể đã được nước đẩy lên mặt nước, trẻ hãy dùng tay (chân) làm mái chèo, nhẹ nhàng quạt nước, đẩy đầu lên khỏi mặt nước, cũng có thể quạt nước theo chiều xiên.

Bước 4: Khi cơ thể đang chuyển động lên xuống, hoặc chuyển động lên phía trước trẻ hãy nhớ há miệng lớn, thở vào thật nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, đối với khi dưới mặt nước trẻ hãy ngậm miệng và thở ra chậm qua mũi hoặc bằng mồm. 

Lưu ý: Khi nhô lên được khỏi mặt nước, hãy tìm cách ra tín hiệu cầu cứu tuy nhiên vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và đúng tư thế để tránh cơ thể bị chìm trở lại.

các kỹ năng thoát hiểm

Cách xử lý khi bị rơi xuống nước

Cách xử lý khi gặp tai nạn đuối nước

  • Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân.
  • Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể gặp tai nạn đuối nước.

Trong trường hợp khi quan sát lồng ngực, thấy không di động, tức là người bị nạn đã ngưng thở. Lúc này, việc cần làm là nhanh chóng thực hiện PCR (ấn tim và hà hơi thổi ngạt): 

  • Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2: tức là sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1.
  • Khi thổi ngạt, người thổi phải áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ). Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi trẻ để hơi thở đi vào phổi. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây. Việc ép tim, thổi ngạt nên làm trong 5 – 10 phút.

kỹ năng thoát hiểm

Hướng dẫn trẻ cách thực hiện phương pháp ấn tim và hà hơi thổi ngạt

Kỹ năng thoát hiểm khi bị kẹt trên ô tô

Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết cho trẻ khi bị kẹt trên xe ô tô

Bước 1: Giữ bình tĩnh: Nhắc trẻ về việc phải giữgiữa bình tĩnh, tự tìm cách thoát ra và báo hiệu cho người xung quanh về tình trạng của mình.

Bước 2: Mở cửa xe ở vị trí ghế lái: Xe ô tô khi không cắm chìa khóa và ngay cả khi xe đã khóa thì cửa này vẫn có thể mở được từ bên trong.

Bước 3: Dùng còi xe làm tín hiệu báo động: Còi xe ô tô luôn hoạt động kể cả khi xe không khởi động. Hướng dẫn trẻ đến vị trí vô lăng xe, nhận dạng ký hiệu còi xe và nhấn liên tục để thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Bước 4: Dùng các dụng cụ phá kính xe ô tô: Trong trường hợp trẻ đã lớn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách dùng dụng cụ phá kính xe. (Chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện tất cả các bước trên). 

Tóm lại, việc trang bị cho trẻ các kỹ năng thoát hiểm cơ bản là một phần quan trọng để bảo vệ sự an toàn của chính bản thân trẻ và có thể trợ giúp những người xung quanh.  Đồng thời, việc truyền đạt những kiến thức này cũng là nhiệm vụ quan trọng của các bậc phụ huynh và giáo viên.  Liên hệ với Bảo An Việt Nam để được tư vấn thêm về các dịch vụ bảo vệ nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ BẢO AN VIỆT NAM

  • Địa chỉ: số 29, Ngách 8, Ngõ 108, Đường Trần Phú, Tổ dân phố số 7, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
  • Điện thoại: 0243.312.0670
  • Websile: www.baoanvietnam.com

Tags:

Comments